UBND Cửa Bắc

Quá trình Nam định thay đổi

Xứng danh quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh

Đăng ngày:

Truyền thống văn hiến ở quê hương anh hùng

Vinh dự là quê hương của Tổng Bí thư Trường Chinh, huyện Xuân Trường có vị trí địa lý nằm ở phía đông nam của tỉnh Nam Định, được bao bọc bởi sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ cùng với hệ thống sông ngòi nội địa phong phú, không những có tác dụng đem phù sa, nước ngọt về bồi đắp, tưới tiêu cho ruộng đồng mà còn tạo nên hệ thống giao thông thuỷ phát triển. Với diện tích tự nhiên 116,1km2; dân số trên 190 nghìn người; 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã, 1 thị trấn; Xuân Trường là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc, tới hơn 1.600 người/km2. Xuân Trường là huyện có bề dày truyền thống văn hoá; nơi khởi tạo nhiều công trình kiến trúc, tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo. Trên địa bàn huyện hiện có 36 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng; tiêu biểu như Quần thể Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh; “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt Chùa Keo – Hành Thiện”; Toà Giám mục Bùi Chu, Đền thánh Phú Nhai cùng một số công trình tôn giáo khác.

Xuân Trường là vùng quê cách mạng; Chi bộ Đảng thành lập ngay từ những năm 1930 đã sản sinh, chắp cánh những nhà hoạt động cách mạng ưu tú, giữ các trọng trách lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội. Nhân dân Xuân Trường giàu lòng yêu nước, luôn nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống giặc ngoại xâm.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Xuân Trường đã đóng góp sức người, sức của để cùng với nhân dân cả nước kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Kết thúc chiến tranh, toàn huyện có 2.954 liệt sĩ, 1.051 thương binh, 836 bệnh binh, 250 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cùng hàng nghìn người có công với cách mạng.

Ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc ấy, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp” cho nhân dân, lực lượng vũ trang huyện Xuân Trường và 12 xã, thị trấn. Cán bộ, xã viên HTX nông nghiệp Xuân Phương được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Đường nông thôn mới về xã Xuân Hòa được xây dựng khang trang, đàng hoàng hơn. (Ảnh: HH)

Sau 30 năm hợp nhất với huyện Giao Thuỷ trở thành huyện Xuân Thuỷ, ngày 1-4-1997, huyện Xuân Trường được tái lập theo Nghị định 19/CP ngày 26-2-1997 của Chính phủ. Sau 20 năm kể từ ngày tái lập, dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Xuân Trường đã phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào.

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện

Nhận thức sâu sắc quan điểm “Xây dựng Đảng là then chốt”, Huyện uỷ và các cấp uỷ Đảng cơ sở luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Đảng bộ huyện đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của cấp uỷ các cấp; nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Huyện uỷ luôn coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ.

Công tác phát triển và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng luôn được quan tâm, chỉ đạo. Những ngày đầu thành lập, Đảng bộ huyện mới chỉ có 6.079 đảng viên, sinh hoạt ở 58 Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đến nay, số lượng đảng viên của Đảng bộ đã tăng lên, với hơn 8.000 đồng chí, sinh hoạt ở 74 Đảng bộ, chi bộ cơ sở thể hiện bước trưởng thành nhanh chóng của tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng luôn được chú trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng.

Trên chặng đường mới, Đảng bộ huyện Xuân Trường tiếp tục triển khai tốt công tác xây dựng Đảng; đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của từng địa phương và toàn huyện.

Công tác Dân vận, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội luôn bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, nhiệm vụ chính trị địa phương để triển khai các chương trình công tác, củng cố tổ chức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện.

Khu trung tâm huyện lỵ Xuân Trường phát triển, mở rộng nhanh chóng sau thời gian tái lập huyện. Ảnh: Xuân Thu

Phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với tiềm năng, thế mạnh

 

 

 

 

 

20 năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế. Từ huyện thuần nông, đến nay Xuân Trường đã vươn lên đứng thứ hai, sau Thành phố Nam Định về phát triển CN-TTCN của tỉnh.

Toàn huyện hiện có 4 CCN với diện tích 52ha, cơ bản đã được lấp đầy. Từ chỗ chỉ có 13 doanh nghiệp khi tái lập, đến nay toàn huyện đã có trên 400 doanh nghiệp đang hoạt động và hàng nghìn hộ sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 10 nghìn lao động với thu nhập khá. Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2016 đạt 3.175 tỷ đồng, tăng gần 54 lần so với năm 1997; giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 31,6 triệu USD, tăng 28,7 lần so với thời điểm tái lập huyện.

Bình luận